Chú thích Tôn Thất Đính

  1. Trong gia đình, ông Đính là con thứ năm nhưng là con trai thứ ba nên thường được gọi là Ba Đính. Sau này trở thành biệt danh của ông.
  2. Hoàng Linh Đỗ Mậu, "Việt Nam máu lửa quê hương tôi". Chương 3.
  3. 1 2 3 Hoàng Linh Đỗ Mậu, "Việt Nam máu lửa quê hương tôi". Chương 13.
  4. Trường Sĩ quan Việt Nam sau đó đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Huế
  5. Khóa 1 Bảo Đại, sau cải danh thành khóa 1 Phan Bội Châu
  6. Cùng tốt nghiệp khóa 1 Phan Bội Châu trường Võ bị Huế, có 2 sĩ quan trẻ là Nguyễn Văn ThiệuNguyễn Hữu Có, về sau trở thành những nhân vật quan trọng trong sự nghiệp chính trị của tướng Đính.
  7. Cùng du học với tướng Đính tại trường Kỵ binh Saumur, Pháp năm 1950 còn có Trung úy Lâm Văn Phát, về sau là người đồng mưu với ông trong cuộc Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963.
  8. Liên đoàn Chiến thuật số 31 sau được nâng cấp thành Sư đoàn 31 Bộ binh, rồi lại đổi thành Sư đoàn Dã chiến số 11. Sau cùng trở thành Sư đoàn 7 Bộ binh
  9. Trung tá Nguyễn Quang Hoành sinh năm 1916 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Võ bị Cap Saint Jacque (Vũng Tàu), về sau giải ngũ ở cấp Đại tá.
  10. Sư đoàn 32 Bộ binh sau được đổi thành Sư đoàn Dã chiến số 2. Sau cùng trở thành Sư đoàn 2 Bộ binh.
  11. Trung tá Đặng Văn Sơn sinh năm 1916 tại Huế, tốt nghiệp Trường Hạ sĩ quan Pháp. Về sau giải ngũ ở cấp Đại tá
  12. Du học lớp Tham mưu cao cấp cùng với Đại tá Đính còn có Đại tá Nguyễn Hữu Có và các Trung tá: Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Văn Chuân, Dương Ngọc Lắm, Bùi Hữu Nhơn
    -Lê Văn Nhật (Sinh năm 1928 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 1 Trường Võ bị Địa phương Trung Việt - Huế).
    -Lê Quang Trọng (Sinh năm 1925 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế).
  13. Ông Tôn Thất Đỉnh, nguyên Trưởng khu Dinh điền Pleiku, sau là Dân biểu Quốc hội Đệ Nhất Cộng hòa
  14. Đại tá Tôn Thất Đình sinh năm 1927 tại Đà Lạt, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Chức vụ sau cùng: Đại tá Chánh Sở Nghiên cứu Kế hoạch tại Bộ Quốc phòng. Năm 1982 từ trần tại trại giam Hà Sơn Bình, miền Bắc Việt Nam